DetailController

Một số điểm mới của Luật thanh tra năm 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2023)

Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 14/11/2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023, quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra: gồm 8 Chương và 118 Điều, thay thế Luật Thanh tra năm 2010 với 12 năm có hiệu lực và được áp dụng.

Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 14/11/2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023, quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra: gồm 8 Chương và 118 Điều, thay thế Luật Thanh tra năm 2010 với 12 năm có hiệu lực và được áp dụng.

Luật Thanh tra sửa đổi nhằm khắc phục những hạn chế của Luật Thanh tra năm 2010 và cụ thể hoá Hiến pháp 2013; Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, yêu cầu: Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi hoạt động, mối quan hệ công tác của Kiểm toán nhà nước và các cơ quan kiểm tra, thanh tra các cấp để không chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ; Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII chỉ rõ nhiệm vụ: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra định kỳ, đột xuất; theo chuyên đề, chuyên ngành, của cấp trên đối với cấp dưới; cấp dưới giám sát cấp trên; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; đặc biệt, hiện nay đang đặt ra yêu cầu đối với ngành Thanh tra phải thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.

Luật Thanh tra năm 2022 có nhiều quy định mới, khắc phục được những vướng mắc, khó khăn của Luật Thanh tra năm 2010, cụ thể có một số điểm mới mà công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường cần quan tâm như sau:

1. Về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo ngành, lĩnh vực

Theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2010 một Bộ chỉ có một tổ chức thanh tra là Thanh tra Bộ, tuy nhiên thực tế cho thấy, nhiều bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực có những Tổng cục, Cục có chức năng quản lý nhà nước và nhu cầu thanh tra lớn nhưng do Luật không cho phép thành lập tổ chức thanh tra nên đã tổ chức thành các đơn vị tham mưu về công tác thanh tra, do không có đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nên hoạt động gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Vì vậy, Luật Thanh tra năm 2022 quy định thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ (được quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 9 Luật Thanh tra năm 2022).

Việc thành lập cơ quan thanh tra ở một số Tổng cục, Cục thuộc Bộ về cơ bản không làm phát sinh về tổ chức, biên chế, không làm phát sinh chi phí, nguồn lực khi triển khai thực hiện quy định này vì trên thực tế, một số Tổng cục, Cục vẫn có tổ chức và đội ngũ công chức làm thanh tra chuyên trách nhưng do Luật Thanh tra 2010 quy định không tổ chức thanh tra độc lập nên đã tổ chức thành các vụ, cục, phòng thanh tra và có thêm một vài nhiệm vụ khác (thường là Thanh tra - Pháp chế, Thanh tra – Kiểm tra…) phù hợp với quy định sửa đổi (Điều 18 Luật Thanh tra năm 2022). Việc có thêm Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ cũng không gây chồng chéo giữa thanh tra Bộ và Thanh tra Tổng cục, Cục vì Luật quy định mỗi Bộ chỉ có một kế hoạch thanh tra chung, được tổng hợp từ đề nghị của các tổ chức thanh tra trong Bộ, trình Bộ trưởng phê duyệt (Điều 45 Luật Thanh tra năm 2022) và có nguyên tắc xử lý khi xảy ra chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra (Điều 55 Luật Thanh tra năm 2022).

2. Về hoạt động thanh tra

Luật Thanh tra năm 2022 bổ sung một số điều khoản nhằm quy định chặt chẽ các bước trong hoạt động thanh tra và tháo gỡ vướng mắc trong công tác thanh tra hiện nay, cụ thể như sau:

Chuẩn bị thanh tra (Điều 58 Luật Thanh tra năm 2022):

Luật Thanh tra năm 2022 bổ sung điều, khoản quy định về thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra, Luật Thanh tra 2010 không quy định mà được quy định trong Thông tư của Thanh tra Chính phủ quy định theo đó: Trước khi ban hành quyết định thanh tra, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Thủ trưởng cơ quan thanh tra phân công người thu thập thông tin có liên quan để làm rõ sự cần thiết tiến hành thanh tra, bảo đảm việc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp.

Xây dựng kế hoạch thanh tra, đề cương, thông báo (Điều 61 và Điều 62 Luật Thanh tra năm 2022):

Luật năm 2010 không quy định việc xây dựng kế hoạch thanh tra, đề cương báo cáo… mà giao Chính phủ quy định. Luật Thanh tra năm 2022 đã quy định cụ thể việc Xây dựng, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra; Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.

- Việc sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra (Điều 69 Luật Thanh tra năm 2022)

Trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra có thể sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra theo đề nghị của Trưởng đoàn thanh tra hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo nội dung sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra đến các thành viên Đoàn thanh tra.

- Việc tạm dừng cuộc thanh tra (Điều 70 Luật Thanh tra năm 2022)

Người ra quyết định thanh tra quyết định tạm dừng cuộc thanh tra trong trường hợp sau đây:

+ Có sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cuộc thanh tra;

+ Đối tượng thanh tra đề nghị tạm dừng cuộc thanh tra mà có lý do chính đáng và được người ra quyết định thanh tra đồng ý; trong trường hợp này, thời hạn tạm dừng cuộc thanh tra không quá 30 ngày.

Khi tạm dừng cuộc thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét hủy bỏ biện pháp đã áp dụng hoặc áp dụng biện pháp theo thẩm quyền nhưng phải bảo đảm không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra.

Người ra quyết định thanh tra quyết định tiếp tục cuộc thanh tra khi lý do của việc tạm dừng cuộc thanh tra không còn hoặc hết thời hạn tạm dừng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 70 Luật Thanh tra năm 2022.

Quyết định tạm dừng cuộc thanh tra, quyết định tiếp tục cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra.

- Việc đình chỉ cuộc thanh tra (Điều 71 Luật Thanh tra năm 2022):

Người ra quyết định thanh tra ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra trong các trường hợp sau đây:

+ Đối tượng thanh tra là cá nhân đã chết; cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền và nghĩa vụ;

+ Nội dung thanh tra đã được cơ quan thanh tra cấp trên kết luận;

+ Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về cùng nội dung thanh tra;

+ Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có văn bản yêu cầu đình chỉ cuộc thanh tra;

+ Thuộc trường hợp chồng chéo, trùng lặp đã được xử lý theo quy định tại Điều 55 của Luật Thanh tra năm 2022.

Khi đình chỉ cuộc thanh tra, người tiến hành thanh tra có trách nhiệm hủy bỏ các biện pháp đã áp dụng theo thẩm quyền trong quá trình thanh tra.

Quyết định đình chỉ cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra.

3. Báo cáo kết quả thanh tra

Điều 49 Luật Thanh tra năm 2010 quy định chung đối với các cơ quan thanh tra gồm Thanh tra Chính phủ, Bộ, Tỉnh, Sở hay Huyện: Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và gửi tới người ra quyết định thanh tra.

Khoản 4 Điều 73 Luật Thanh tra năm 2022, đã quy định cụ thể thời gian báo cáo kết quả thanh tra của từng cấp thanh tra như sau: 

Thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra được tính từ ngày Đoàn thanh tra kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp và được quy định như sau:

+  Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày;

+ Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 20 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày;

+  Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 15 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.

4. Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra

Luật Thanh tra năm 2010 không quy định việc xây dựng dự thảo kết luận thanh tra mà dự thảo kết luận được hướng dẫn tại Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011, đồng thời, Nghị định cũng không quy định thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra.

Điều 75 Luật Thanh tra năm 2022 đã bổ sung về thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra như sau:

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra giao Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo kết luận thanh tra.

- Thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra được tính từ ngày người ra quyết định thanh tra giao xây dựng dự thảo kết luận thanh tra và được quy định như sau:

+ Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày;

+ Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra không quá 20 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày;

+ Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra không quá 15 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.

5. Thời gian ban hành kết luận thanh tra

Khoản 1 Điều 78 Luật Thanh tra 2022 quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn theo quy định.

Tại Điều 39 Luật Thanh tra 2010, chưa có quy định cụ thể về thời gian ban hành kết luận thanh tra mà chỉ nêu thời hạn công khai kết luận thanh tra trong 10 ngày.

Cho thấy việc quy định rõ thời gian ban hành kết luật thanh tra sẽ khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, chậm ban hành kết luận thanh tra.

6. Về công khai kết luận thanh tra

Nhằm đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, bảo đảm cho công dân, cơ quan, tổ chức giám sát hoạt động của cơ quan thanh tra, kịp thời phát hiện, kiến nghị, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan thanh tra, Đoàn thanh tra nên Điều 79 Luật Thanh tra năm 2022 đã quy định bổ sung, chi tiết về việc công khai và hình thức công khai Kết luận thanh tra như sau:

+ Kết luận thanh tra phải công khai toàn văn, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật khác theo quy định của pháp luật.

+ Đối với hình thức đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp được quy định là hình thức bắt buộc (tại Khoản 3 Điều 39 Luật Thanh tra năm 2010 quy định người ra quyết định thanh tra lựa chọn là hình thức công khai hoặc không, nghĩa là không bắt buộc).

7. Chế định thanh tra nhân dân được tách ra khỏi nội dung Luật Thanh tra năm 2022

Tại Chương VI Luật Thanh tra 2010, chế định thanh tra nhân dân được quy định tại một chương cụ thể  gồm 10 Điều luật. Cụ thể, thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức Ban thanh tra nhân dân, được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, nhưng đến Luật Thanh tra 2022, các quy định của thanh tra nhân dân đã không còn quy định trong Luật./.

Phòng Thanh tra - Pháp chế
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương